Mobilecode.wap.sh


Thế Giới Giải Trí

HomeBlogUpload
Uc Browser 9.4
[Tải Xuống] [Hướng Dẫn]
Tìm kiếm | Báo lỗi | Tập tin (0)
Admin Admin[SLV] [ON]
*
Tổng Giám Đốc[PM]
* Never Say Never
» Nội dung :
Đề 4: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông mang đậm dấu ấn của một con người đau khổ giữa cuộc đời. Bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt mĩ, hồn nhiên trong trẻo đến lạ thường như các tác phẩm: "Mùa xuân chín, đây thôn Vĩ Dạ".
Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được sáng tạo từ hai nguồn cảm hứng: "cảnh đẹp của Vĩ Dạ với đất đai trù phú" đã tạo nên nhà thơ một tình yêu con người,yêu cuộc sống. Và nguồn cảm hứng thứ hai là "tình yêu của một mối tình xa xăm" mà thi sĩ mong muốn được bày tỏ. "Đây thôn Vĩ Dạ" viết về cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ Huế đáng iu đồng thời nói lên niềm khao khát được hoà hợp, được gắn bó với con người của một tâm hồn đa sầu, đa cảm.
Bài thơ kết đọng nhiều tâm trạng của thi sĩ. Câu thơ mở đầu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" là một câu hỏi nhiều sắc thái: vừa hỏi, vừa nhắc nhở, vừa trách móc, vừa mời mọc, nhà thơ phân thân để hỏi chính mình niềm khao khát được về thăm "thôn Vĩ" đã cất lên thành lời tự vấn lương tâm.
Cảnh thôn Vĩ với vườn tược tốt tươi dần dần hiện lên qua ngòi bút của thi sĩ:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Nhà thơ đã chọn một điểm nhìn hội hoạ để bức tranh quê tự phơi bày vẻ đẹp hoàn mĩ của nó. Chọn cái trẻ thời gian phải là người nghệ sĩ có tâm hồn rất trẻ, cũng là cảnh làng quê ấy có người chọn buổi trưa, có người lấy hoàng hôn làm bối cảnh, không dùng một không gian mênh mông làm nền, cái nhìn của Hàn Mặc Tử ở đây là cái nhìn cận cảnh, cái nhìn qua ánh nắng đầu tiên. Vì vậy câu thơ tả cảnh đã có 1 nhịp đập khác thường, nó hồi hộp như phản xạ tự nhiên của con người trước cái đẹp không ngờ cứ hiện ra trước mắt:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
Mỗi câu thơ, một chi tiết tất cả hợp lại ánh lên một vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Hai chữ "nắng" ở một câu thơ tạo nên một tiết tấu. Chính cái nắng bình minh dịu nhẹ ấy đã mở ra khu vườn một màu xanh mát:
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
Hai chữ "mướt quá" tác động trực tiếp đến xúc cảm của người đọc, nó như một tiếng reo vui ngỡ ngàng đầy hạnh phúc của thi sĩ. Chỉ là trong hồi hồi tưởng nhưng vườn tược Vĩ Dạ vẫn hiện lên với vẻ đẹp rạng ngời, thanh tú. Hơn nữa chữ "mướt" còn nói lên cái tốt tươi của sự sống trong khu vườn là trạng thái mượt mà,mềm diệu đang độ phát triển tơ non. Cách so sánh cũng rất tinh tế: "xanh như ngọc" tự nó lại gieo một ấn tượng mới làm cho cảnh vật trở nên có hồn. Tất cả đều tưng bừng, rạo rực đầy sức sống.
Sau cảnh đẹp là bóng hình thôn nữ:
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Cảnh vật Vĩ Dạ trở nên hữu tình hơn nhờ mối quan hệ hoà hợp giữa người và cảnh: "Lá trúc che ngang" là một nét vẻ tài hoa gợi lên thấp thoáng gương mặt thiếu nữ, một nét vẻ rất đẹp miêu tả nét đẹp dịu dàng, duyên dáng, tính tứ của thiếu nữ sông Hương.
Lá trúc thanh mảnh, biếc xanh đã làm tôn thêm vẻ đẹp phúc hậu, thanh tao của con người xứ Huế.
Bước sang khổ thơ thứ hai là cảnh sông Hương vừa thực vừa ảo:
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Mặt cảm chia lìa đã hiện ra trong câu chữ, hình ảnh và giọng điệu. Thì ra thứ hạnh phúc mà nhà thơ đã hé lộ ra ở khổ thơ đầu chỉ là một tín hiệu giả, nó rạng rỡ, mơ màng, nó đã là ảo ảnh. Càng gắn bó với cuộc đời, cuộc dời lại càng ngoảnh mặt, quay lưng. Câu thơ có gió, có mây nhưng rời rạc, chia lìa: nước có dòng mà không chảy, hoa bắp thì tẻ nhạt, vô duyên. So với khổ thơ đầu cảnh ở đây đã như người bước hụt nhà thơ không khỏi ngơ ngác, xót xa. Nắng hình như đã tắt, trời đã sang chiều vì vậy mới có sông trăng:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Trên xu thế tất cả đang chia lìa, đứt đoạn ấy nhà thơ ao ước một thứ có thể ngược dòng trở về với mình: "trăng". "Trăng" như một vươn quốc bá quyền của Hàn Mặc Tử. Trong thế giới tâm hồn của Hàn Mặc Tử, trăng như một tri âm, tri kỉ, một niềm tin cậy, một nỗi khát khao, một vị cứu tinh. "Sông trăng, thuyền trăng" là những hình ảnh đầy chất thơ, ảo huyền cõi mộng. Từ cõi thực, cảm xúc thơ dần chuyển sang mộng ảo, câu thơ cuối là một câu hỏi đầy tâm sự: "Có chở trăng về kịp tối nay?". Tại sao phải kịp về tối nay, có phải nếu không kịp thì tất cả sẽ trở nên muộn màng. Dường như thi sĩ đã dự cảm về một cái kết thúc đau thương của mình?. Câu thơ là câu hỏi của một niềm ước mong, khắc khỏi muốn được đón nhận vẻ đẹp của trăng, của cuộc đời.
Kết thúc bài thơ là con sóng chập chờn giữa cõi mơ và cõi thực:
"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ơ đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Nhà thơ đang mơ trong cõi đau thương của riêng mình. Giấc mơ ấy là niềm mong ước đến tận cùng một hình bóng đẹp của "em", của " khách đường xa". Em là người của cõi đời giờ đã thành xa xôi quá, ba chữ "khách đường xa" lặp lại hai lần để nhấn mạnh sự xa xôi ấy. Cái đẹp đối với nhà thơ như một cuộc rượt đuổi không bao giờ tới đích."Áo em trắng quá nhìn không ra", màu trắng và màu trăng đã hoà trộn trở thành ảo giác xa xăm. Hình ảnh người con gái càng đẹp, càng tinh khiết lại càng xa vời và nhóm màu sương khói. "Ở đây" đâu phải chỉ riêng về thôn Vĩ mà còn là một thế giới riêng của linh hồn bất hạnh. Nhà thơ đã rời thôn Vĩ để trở về thế giới bất hạnh của mình. Câu hỏi cuối bài thơ với hai chữ "ai" thật xa vời đã khép bài thơ lại trong một nỗi ngậm ngùi, tuyệt vọng.
"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp và thơ mộng về xứ Huế đáng iu. Qua bài thơ, nhà thơ muốn nhắn nhủ đến người đời: hãy cảm thông và chia sẻ nỗi đau với những linh hồn bất hạnh...
Đánh giá: like | dislike
vote
Tên bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"
Chuyên mục: Văn học
Lượt xem:
Link:
Tag:
Bình luận
Tên bạn:

Nội dung:





Cùng Chuyên Mục

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
An toàn là bạn tai nạn là thù
Phân Tích "Chí Phèo"
Hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ- chữ người tử tù
Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"
123»
Liên Hệ - Hổ Trợ
Info Author Admin: Q.Phiên
Phone Author Phone: 01635514395
Hosting By XTGEM.COM
MobileCode© 2014

Old school Swatch Watches