Snack's 1967
Mobilecode.wap.sh


Thế Giới Giải Trí

HomeBlogUpload
Uc Browser 9.4
[Tải Xuống] [Hướng Dẫn]
Tìm kiếm | Báo lỗi | Tập tin (0)
Admin Admin[SLV] [ON]
*
Tổng Giám Đốc[PM]
* Never Say Never
» Nội dung :
Đề 6: phân tích bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh
"Chiều Tối" là bài thơ thứ 31 trong tập thơ "Nhật kí trong tù" và là một trong năm bài thơ được Hồ Chí Minh sáng tác trên đường bị áp giải, lưu đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo mùa thu 1942. Người tù bị cùm trói, đi bộ, dầm mưa dãi nắng chịu vô vàng những đói khát, khổ cực... thơ viết về đề tài đi đày thường toát lên nỗi buồn cô đơn và cái nhìn ảm đạm về cảnh vật của người tù nhưng dư âm của bài thơ "Chiều tối" lại có phần ấm áp qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật và con người của Bác:
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm lúa xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng"
Hai câu thơ đầu là một bức tranh chiều đầy chất cổ điển. "cánh chim" và "chòm mây" là hai hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong thơ ca xưa nay:
"Chim hôn thoi thót về rừng"(Nguyễn Du)
"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi"(Bà Huyện Thanh Quan)...
Cho nên đó chỉ là hai hình ảnh của không gian mà đã mang theo ý nghĩa thời. Trong hai câu thơ không hề có chữ chiều mà chữ chiều đã hiện ra. Bút pháp chấm phá chỉ với vài nét vẽ đơn sơ: "Bầu trời", "cánh chim", "chòm mây" mà đã tả được cái hồn của cảnh chiều nơi rừng núi. Hai câu thơ tả cảnh đã mở ra cả một không gian tâm trạng: người buồn mà cảnh cũng buồn. Làm sao không buồn khi chiều đã vào tối mà người tù vẫn đang bị áp giải trên đường; "cánh chim" bay về tổ ấm, "chòm mây" trôi về phía chân trời tìm nơi trú ngụ còn người tù thì vẫn đang bị áp giải, vẫn chưa biết đâu là chốn nghỉ trong đêm. Như vậy, tuy người và chim có điểm tương đồng: gặp nhau trong cảnh trời chiều nhưng lại hoàn toàn tương phản trong cảnh ngộ. Nghệ thuật đối lập giữa cái vô hạn là bầu trời với cái hữu hạn là cánh chim và chòm mây còn làm hiện lên vẻ đẹp tĩnh lặng, mênh mông của trời chiều. Cảnh đẹp nhưng cũng thoáng một nét buồn, mỗi chi tiết của cảnh đều nhóm màu tâm trạng.
Hai câu sau là bức tranh sinh hoạt hiện đại:
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rự hồng"
Bức tranh thơ có sự chuyển đổi rất tự nhiên, từ cảnh trời mây, chim muông chuyển sang cảnh sinh hoạt, cô gái lao động vùng sơn cước trở thành trung tâm của bức tranh thơ. Lời dịch "cô em" làm mất đi vẻ trẻ trung, khoẻ khoắn của hình ảnh người thiếu nữ và cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người.
Nghệ thuật điệp liên hoàn: "ma bao túc- bao túc ma" gợi được vòng quay nặng nề của chiếc cối xay ngô cùng sự vất vả của công việc lao động nhưng cô gái vẫn miệt mài xay xong mẻ ngô. Khi vòng quay dừng "lò than đã đỏ" toả sáng vào đêm tối. Vẻ đẹp bình dị của tư thế lao động trở thành trung tâm của bức tranh thơ. Vẻ đẹp ấy càng rạng rỡ hơn bên ánh hồng của bếp lửa rực lên giữa chiều tối. Chữ "hồng" là điểm sáng, là hình ảnh của sự sống của niềm vui lao động, của niềm tin yêu con người, của hiện tại mà cũng là tương lai. Với chữ "hồng" toàn bộ bài thơ như sáng rực hẳn lên, bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, mệt mỏi của "chim núi, mây trời", bao nhiêu tâm trạng u buồn cơ cực của người tù bỗng như tiêu tan trong cái màu hồng của bếp lửa. Màu hồng là hơi ấm toả ra từ lò than đang đang được đốt nóng. Than của đời thường hay than lửa của chính tấm lòng nhà thơ đang toả sáng trong bức tranh thơ.
Hãy đặt bài thơ trong hoàn cảnh cụ thể: người làm thơ là một người tù nhân đang bị lưu đày khổ ải trên đường nhưng cảnh thơ và tình thơ vẫn toả ra trong toàn bộ bài thơ
"Chiều tối" là một bài thơ điển hình cho phong cách thơ trữ tình HCM, hài hoà màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn chất thép và chất tình giống như Hoàng Trung Thông đã viết:
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Đánh giá: like | dislike
vote
Tên bài: Phân tích bài thơ "Chiều tối"
Chuyên mục: Văn học
Lượt xem:
Link:
Tag:
Bình luận
Tên bạn:

Nội dung:





Cùng Chuyên Mục

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
An toàn là bạn tai nạn là thù
Phân Tích "Chí Phèo"
Hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ- chữ người tử tù
Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"
123»
Liên Hệ - Hổ Trợ
Info Author Admin: Q.Phiên
Phone Author Phone: 01635514395
Hosting By XTGEM.COM
MobileCode© 2014